HƯỚNG DẪN XỬ LÝ BÙN ĐÁY AO NUÔI TÔM

Bùn đáy ao làm ô nhiễm nước  và tọa ra khí độc như NH3,NO2,H2S… Chất thải tích lũy ở ao nuôi tôm sẽ là tăng khả năng  gây bệnh đường ruột. Đồng thời làm suy giảm oxy ở đáy khiến tôm bị căng thẳng và dễ bị mắc bệnh. Do đó xử lý bùn đáy ao nuôi tôm là hết sức cần thiết.

MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG PHỤ THUỘC VÀO CÁC YẾU TỐ SAU:

  • Loại nước thay vào và tần suốt thay nước
  • Quy mô nuôi tôm ( mật độ tôm và lượng thức ăn)
  • Khả năng thay nước khi bị khí độc
  • Chất lượng nước hiện có nước giếng khoan hay nước mật

XỬ LÝ BÙN ĐÁY AO NUÔI TÔM TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI

Sau đây là cách để quản lý bùn đáy ao được hiệu quả

  • Tất cả các ao nuôi tôm (bất kể quy mô hoặc năng lực sản xuất) nên có một bể lắng để xử lý nước trước khi nuôi
  • Bể lắng bùn si phông là điều cần thiết. Lượng bùn đáy phát sinh ngày càng nhiều nên đó là điều cần có
  • Các ao nuôi tôm không có khả năng si phông thay nước nhiều nên sử dụng vi sinh xử lý đáy định kì để làm giảm lượng bùn thải tích tụ trong ao
  • Nên tránh sử dụng hóa chất trợ lắng và thuốc kháng sinh nếu không thật sự cần thiết. Thay vào đó, sử dụng vi sinh xử lý đáy ao VMC – Men xử lý đáy Nutriment để xử lý nước hiệu quả.

XỬ LÝ BÙN ĐÁY SAU THU HOẠCH

  • Không nên thải chất thải ao tôm ra môi trường bên ngoài mà không xử lý. Bùn thải trong ao nuôi tôm có mức độ ô nhiễm gấp hàng chục lần mức độ xả thải cho phép
  • Cần có khu vực xử lý chất thải ao nuôi tôm khi thích hợp
  • Xử lý sơ cấp như lắng và phơi nắng nên được thực hiện trước khi được thải bỏ