NHỮNG VIỆC CẦN LÀM CHO AO TÔM MÙA MƯA

Tôm rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết đặc biệt là trời mưa. Khi những cơn mưa kéo dài sẽ làm cho môi trường nước trong ao nuôi có nhiều biến động: pH, kiềm, oxy, nhiệt độ, sức khỏe của tôm. Do vậy, trong mùa mưa bà con cần trang bị những thiết bị gì? Cách xử lý ao nuôi tôm mùa mưa như thế nào để hạn chế rủi ro, cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Mưa lớn, mưa kéo dài ảnh hưởng đến tôm nuôi như thế nào?

  • Mưa kéo dài làm nước trong ao phân tầng, phân tầng nhiệt độ làm tôm bị sốc nhiệt, strees. Tôm di chuyển xuống đáy ao, nơi có nhiệt độ ấm hơn nhưng trời mưa khí độc H2S tích tụ dưới đáy ao sẽ được giải phóng mạnh nên tôm sẽ gặp nguy hiểm nhiều hơn.
  • Đối với những ao tảo dày, đặc biệt khi mưa vào ban đêm dẫn đến hiện tượng sụp tảo, tôm bị nghẹt mang, thiếu oxy chết hàng loạt
  • Trời mưa thay đổi thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển gây bệnh cho tôm đặc biệt gây bệnh đường ruột, gan tụy cho tôm.
  • Mưa lớn hoặc mưa kéo dài làm lượng lớn nước mưa có tính axit ở trong ao, đồng thời rửa trôi phèn từ bờ xuống ao nuôi làm cho nước ao trở nên đục và pH trong ao giảm.
  • Nhiệt độ nước, oxy hòa tan, pH, độ kiềm và độ mặn trong ao giảm.
  • Khoáng chất trong ao giảm thấp dẫn đến tôm bị mềm vỏ.
  • Tiếng ồn do va đập của hạt mưa trên bề mặt ao làm tôm bị stress. Tôm tránh tiếng ồn do mưa gây ra bằng cách trốn xuống đáy ao.
  • Tôm giảm ăn.

Kỹ thuật nuôi tôm khi thời tiết thất thường, lúc nắng khi mưa

Giải pháp xử lý ao nuôi tôm khi trời mưa

  • Xả bớt lượng nước mưa ở tầng mặt, giữ mức nước trong ao tối ưu: 1.2 -1.5m.
  • Tăng cường chạy quạt nước để tránh phân tầng nhiệt độ và tăng cường hàm lượng oxy hòa tan trong ao. Dự trữ  những xô Oxygen (bột/hạt) để kịp thời cung cấp oxy cho ao khi gặp sự cố do mưa lớn, mưa kéo dài gây ra.

Hướng dẫn nuôi thủy sản mùa bão lũ - Tôm – Công Ty TNHH Sản xuất Thương mại Phát triển Trần Gia

  • Tạt vôi trong quá trình mưa để ổn định pH và độ kiềm trong ao. Vôi canxi (CaCO3) 40kg/1000m3, vôi đá (CaO) 30kg/1000m3
  • Sau khi mưa tiến hành tạt zeolite: 20 – 40kg/1000m3. VMC Yucca  250ml/1000m3Ngày hôm sau tạt 5 – 10 lít/1000m3 vi sinh EM thứ cấp ủ từ CPSH EM gốc tăng cường vi sinh có lợi, xử lý chất hữu cơ dư thừa trong ao,
  • Kiểm tra các yếu tố môi trường: pH, kH, O2, phèn,…
  • Trời mưa rửa trôi phèn từ bờ xuống ao nuôi làm tăng lượng phèn trong ao ảnh hưởng đến hô hấp và gan tôm.
  • Dự trữ máy phát điện phòng trường hợp mưa lớn gây mất điện.
  • Kiểm soát, giảm lượng thức ăn khi trời mưa kéo dài làm giảm nhiệt độ trong ao.
  • Bổ sung Vitamin C vào nước và thức ăn tăng cường sức đề kháng cho tôm.
  • Bổ sung các khoáng chất cần thiết vào thức ăn và môi trường nước, tránh vào thời điểm tôm lột xác rộ nhưng không đủ khoáng chất để tôm cứng vỏ, có thể dẫn đến tôm nhiễm bệnh, chết hàng loạt, ảnh hưởng lớn đến năng suất vụ nuôi.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bà con để có thể có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế nhưng thiệt hại khi nuôi tôm. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!